Bảo Lâm: Hội viên nông dân thành công từ mô hình nuôi lợn đen địa phương

Thứ sáu - 07/04/2023 03:46
Trong những năm qua, từ sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội cùng sự nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế của bà con nông dân. Huyện Bảo Lâm đã có nhiều tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi có mức thu nhập cao, ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống, vươn lên khá. Mô hình nuôi lợn đen địa phương của gia đình anh Lý Văn Chung, xóm Sác Ngà, xã Thạch Lâm là một ví dụ điển hình.
Mô hình nuôi lợn đen của hội viên nông dân Lý Văn Chung
Mô hình nuôi lợn đen của hội viên nông dân Lý Văn Chung
Sinh năm 1990, anh Chung xóm Sác Ngà, xã Thạch Lâm là một ví dụ điển hình, trong những hộ nông dân điển hình vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên tại quê hương mình. Khi nhắc đến gia đình anh, bà con trong thôn đều cảm phục bởi ý chí và sự cần cù, chịu khó trong lao động, sự chia sẻ, giúp đỡ của anh với mọi người. Sau khi học hết THCS anh Chung không học lên THPT mà ở quê hương lập nghiệp. Khởi đầu lập nghiệp, do hoàn cảnh khó khăn, anh luôn cần cù, chịu khó với công việc ruộng nương nhưng đời sống vật chất vẫn khó khăn, thiếu thốn. Không phụ lòng với cuộc sống chỉ đủ ăn, với sức trẻ cùng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp Hội và gia đình; trong 3 năm 2020-2022 cùng với số vốn dành dụm của gia đình, anh Chung mạnh dạn vay thêm 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện đầu tư xây chuồng trại, khu chăn thả chăn nuôi lợn đen địa phương. Trong quá trình chăn nuôi, anh luôn học hỏi kinh nghiệm, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật, các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên đàn lợn của gia đình anh phát triển rất ổn định. Với gần 20 con giống ở thời điểm đầu tiên, đến nay anh đã phát triển lên quy mô trang trại, duy trì tổng đàn lợn gần 200 con. Trung bình mỗi năm, từ việc bán lợn thịt và lợn giống, trừ mọi chi phí, gia đình anh Chung thu về 130 – 150 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình anh còn chủ động trồng thêm chuối, sắn, ngô làm thức ăn cho lợn, do đó giảm được rất nhiều chi phí đầu vào.
Tâm sự với chúng tôi, anh Chung chia sẻ: “Mới đầu em nuôi ít, sau 3 năm phát triển tổng đàn của em bây giờ duy trì từ 150 đến trên 200 con. Mô hình của em được nhiều người quan tâm đặc biệt là cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã. Em cũng đã mạnh dạn vay vốn mở rộng thêm chuồng trại chăn nuôi. Đến thời điểm này mô hình của em đạt hiệu quả kinh tế khá tốt, mang lại thu nhập cho gia đình”.
Hiện tại xã Thạch Lâm có nhiều hộ gia đình nuôi lợn đen có quy mô từ 10 đến 20 con trở lên. Lợn được nuôi hoàn toàn theo kiểu truyền thống, chỉ cho ăn cám ngô, cám gạo, sắn, rau, thân cây chuối… Tuy lợn chậm lớn nhưng bù lại chi phí chăn nuôi ít và đặc biệt là thịt chắc, thơm, ngon, mỡ bóng… được thị trường ưa chuộng, giá bán cao. Với giá lợn con giống từ 1,5 - 2 triệu đồng/1 con; lợn thịt xuất chuồng có giá từ 65.000 - 70.000 đồng/kg (lợn hơi). Từ thành công của gia đình anh Chung đã và đang triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã; khuyến khích các hộ dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH để đầu tư phát triển, phấn đấu đến hết năm 2025 tổng đàn lợn của xã sẽ đạt trên 4.000 con.
Nhận xét về thành công của mô hình anh Chung, ông Ngô Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm khẳng định: “Qua đánh giá, đây là mô hình rất hiệu quả; chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình đến các hộ gia đình trên địa bàn xã để phát triển kinh tế - xã hội”.
Huyện Bảo Lâm đang lựa chọn giống lợn đen địa phương là một trong hai vật nuôi chủ lực để tập trung phát triển tạo thành sản phẩm hàng hóa. Từ việc chủ động về nguồn giống, kỹ thuật chăn nuôi, nhiều hộ dân trên địa bàn đã thành công khi chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô trang, gia trại. Hướng đi này đã và đang giúp bà con nông dân các xã của huyện Bảo Lâm nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực trong công tác xây dựng NTM tại địa phương.
Một số hình ảnh về chuồng trại của hội viên Lý Văn Chung

image 20230407150415 8image 20230407150415 4Mô hình nuôi lợn đen của hội viên nông dân Lý Văn Chung

Nguồn tin: Lưu Hữu – Bảo Chung Trung tâm Văn hóa và Truyền thông Bảo Lâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc




 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay2,266
  • Tháng hiện tại39,330
  • Tổng lượt truy cập2,063,510
 


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Tổ 5, phường Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3954291  -  Email: bantuyenhuancb@gmail.com
Ghi rõ nguồn hoinongdan.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Hội Nông Dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây