Nông dân Xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng củ kiệu đạt hiệu quả kinh tế cao

Thứ năm - 25/03/2021 03:12
Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nên trong hai năm qua, xã Trung Phúc đã đạt được bước tiến quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Giảng viên và học viên trường Chính trị Hoàng Đình Giong thăm mô hình trồng kiệu tại xã Trung Phúc
Giảng viên và học viên trường Chính trị Hoàng Đình Giong thăm mô hình trồng kiệu tại xã Trung Phúc
 Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân đã được Đảng ủy xã  xây dựng Nghị quyết triển khai đến các chi bộ, trưởng ban các ban ngành, đoàn thể; UBND xã phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa giống cây kiệu vào sản xuất. Thực tế, kiệu là cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít sâu bệnh, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế cao.
Đối với thực hiện và phát triển cây kiệu, thời gian đầu, sản xuất củ kiệu  mang tính chất tự phát, không tập trung, thực hiện chương trình liên kết sản xuất củ kiệu với Công ty TNHH Vạn Phúc Cao Bằng đã hỗ trợ về cây giống và hỗ trợ đầu ra. Năm 2020 đã có 4 xóm tham gia thực hiện với 138 hộ tham gia, tổng số diện tích trồng là 12 ha trong đó có 8ha là giống địa phương, 4 ha là giống cây kiệu Đồng Tháp, hộ trồng nhiều nhất là 3000m2, hộ ít nhất là 300m2, năng suất đạt 27 tấn/ha.  Sang vụ Hè – Thu, triển khai thêm diện tích là 4ha có 87 hộ tham gia, năng suất đạt 25 tấn/ha. Đến năm 2021, toàn xã có tổng số diện tích trồng là 21 ha, có 321 hộ tham gia trồng, trong đó có 5,4 ha là giống địa phương, 16,6 ha là giống kiệu Đồng Tháp. Năng suất 25 – 27 tấn, với giá bán hiện nay do công ty TNHH Vạn Phúc bao tiêu là 8.000 đồng/1 kg. Giá cả tuy chưa cao so với các vùng miền khác trong cả nước, nhưng so với các loại cây hoa màu khác thì cây kiệu tăng nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Có hộ gia đình trồng 5.000m2 trừ chi phí cho thu lãi vài chục triệu đồng, hiệu quả gấp nhiều lần trồng ngô, lúa trên cùng diện tích.
Xác định kiệu  là cây mũi nhọn, là cây xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, đồng thời là cây chủ lực của xã tham gia tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm. Để giúp bà con nông dân có vốn đầu tư vào phát triển cây kiệu, UBND xã cũng thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư vốn từ chương trình 135, và quỹ Xây dựng nông thôn mới phân bổ tập trung vào các hộ nghèo. Đồng thời triển khai có hiệu quả vay vốn tín dụng từ ngân hàng chính sách, năm 2020 tổng số dư nợ ngân hàng chính sách xã hội huyện Trùng Khánh tổng số tiền dư nợ là: 6.400.000.000. Trong đó hỗ trợ trồng cây kiệu là 500.000.000- 600.000.000. Các hộ vay trên đều sử dụng đúng mục đích và trả phí hàng quỹ đầy đủ theo quy định.
Tuy nhiên, thực tế việc sản xuất kiệu tại xã còn găp nhiều khó khăn. Người dân thiếu giống cây trồng, đối với giống kiệu Đồng Tháp người dân thiếu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kiệu. Một số hộ không có nhân lực lao động, khi trồng không chăm sóc được nên năng suất không đạt cao. Hệ thống tưới tiêu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất đối với các loại cây trồng.  
Vì vậy, thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, lấy hiệu quả của việc chuyển đổi cây trồng làm mục tiêu, sản xuất phải theo quy hoạch và đáp ứng yêu cầu thị trường để tăng hiệu quả sản xuất. Phổ biến và ứng dụng các quy trình kỹ thuật để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, phát huy tối ưu hiệu quả của từng mô hình, dự án. Liên kết giữa các hộ sản xuất thành tổ hợp tác để phát triển thành vùng chuyên canh; khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ đầu tư, hợp đồng cung ứng đầu vào, thu mua, bao tiêu, chế biến sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và các nguồn lực hợp pháp khác tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tạo điều kiện  tốt nhất cho bà con nông dân yên tâm sản xuất, đầu ra sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
 

Tác giả bài viết: Hà Huyền Nga, Trường chính trị Hoàng Đình Giong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn




 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay2,186
  • Tháng hiện tại58,879
  • Tổng lượt truy cập2,083,059
 


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Tổ 5, phường Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3954291  -  Email: bantuyenhuancb@gmail.com
Ghi rõ nguồn hoinongdan.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Hội Nông Dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây