Đức Thông đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa

Thứ tư - 28/06/2023 21:27
Tận dụng lợi thế địa phương về đất đai và thổ nhưỡng, nông dân xã Đức Thông (Thạch An) tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập.
Người dân xã Đức Thông (Thạch An) chăm sóc cây hồi.
Người dân xã Đức Thông (Thạch An) chăm sóc cây hồi.

Đức Thông có 6 xóm hành chính, gồm 465 hộ dân tộc Tày, Nùng, Dao, trong đó trên 90% chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp. Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất tự nhiên 71,17 km, đất sản xuất nông nghiệp trên 319 ha, còn lại chủ yếu là đất đồi, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng. Phát huy lợi thế đó, xã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời, lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ cây giống, vật tư phục vụ sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ đổi mới tư duy, đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng các loại cây trồng, xây dựng mô hình kinh tế trang trại, gia trại theo hướng đa canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Với điều kiện tự nhiên phù hợp với cây quýt, từ lâu, nhân dân mở rộng diện tích và phát triển cây quýt thành hàng hóa. Nhờ chủ động học tập kinh nghiệm và vận dụng các kiến thức được tập huấn, bà con trong xã trồng quýt trên đất đồi. Đến nay, 100% xóm đầu tư trồng cam, quýt với diện tích trên 20 ha, nhiều hộ đầu tư trồng 1 ha, hằng năm thu trên 1 tấn quả, tiêu biểu như các hộ: Nông Văn Tập, Hà Văn Minh, Nông Văn Dũng, xóm Kéo Quý; Nông Văn Diện, xóm Sộc Coóc... 
Gia đình anh Nông Văn Hòa, xóm Kéo Quý là một trong những hộ tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Anh Hòa chia sẻ: Năm 2015 tôi bàn bạc với gia đình chuyển đổi 0,35 ha đất ruộng sang trồng cây cam, quýt; khai phá đất đồi và ruộng cạn 5 ha để trồng cam, quýt xen cây thạch đen để lấy ngắn nuôi dài. Ngoài cam, quýt, gia đình tôi trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: hồi, quế, keo. Đến nay, gia đình tôi ngoài cam, quýt còn có 1 ha hồi, 1 ha quế, 0,7 ha thạch đen, hằng năm thu nhập trên 100 triệu đồng. 

Từ năm 2015, xã Đức Thông triển khai chương trình trồng cây thạch đen theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa với diện tích được duy trì thường xuyên hằng năm trên 100 ha. Ngoài ra, tận dụng đất đai, khí hậu phù hợp, nhân dân trồng các loại cây lâm nghiệp, cây lấy gỗ, trong đó chủ yếu là cây quế ở các xóm: Khuổi Phùm, Tân Tiến, Cẩu Lặn...; đến nay, diện tích cây quế toàn xã trên 250 ha. Từ trồng hồi, quế, keo, nhiều hộ thu nhập gần 100 triệu đồng, điển hình có các hộ: Triệu Văn Hải, xóm Cẩu Lặn; Triệu Văn Say, xóm Nà Pò... Nhờ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, diện mạo nông thôn ở Đức Thông ngày càng khởi sắc. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 33 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đạt trên 20 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 là 248/468 hộ, chiếm 53% (giảm 38 hộ so với năm 2021), trên 92% hộ đạt gia đình văn hóa, 100% xóm có đường bê tông đến trung tâm xóm... Hiện xã đạt 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 

Chủ tịch UBND xã Đức Thông Lý Văn Hin cho biết: Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển và nhân rộng những mô hình cây, con đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân.  

Nguồn tin: Báo Cao Bằng điện tử: Minh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn




 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay6,346
  • Tháng hiện tại67,900
  • Tổng lượt truy cập2,092,080
 


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Tổ 5, phường Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3954291  -  Email: bantuyenhuancb@gmail.com
Ghi rõ nguồn hoinongdan.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Hội Nông Dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây