Công chăm sóc, làm cỏ là công ăn

Thứ năm - 02/03/2017 03:40
Không phải ngẫu nhiên mà các lão nông đã đúc kết “Công cấy là công bỏ, công chăm sóc, làm cỏ là công ăn”.
Phân bón NPK Văn Điển cung cấp đầy đu đa, trung, vi lượng cân đối cho lúa
Phân bón NPK Văn Điển cung cấp đầy đu đa, trung, vi lượng cân đối cho lúa
Mọi người đều biết, năng suất lúa được kết cấu bởi các yếu tố cấu thành là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt mảy trên bông và trọng lượng hạt.

Dinh dưỡng tác động tới cây lúa như thế nào?

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất sớm và đẻ nhánh rất nhiều. Tùy theo kỹ thuật chăm sóc mà cây lúa có khả năng “tự điều tiết quần thể” thông qua việc hạn chế hoặc kích thích đẻ nhánh.

Tuy vậy, chỉ những nhánh đẻ sớm, có đủ số lá nhất định (tùy theo từng giống lúa) mới có thể phát triển thành dảnh hữu hiệu (dảnh cho bông lúa) và chỉ những dảnh được đẻ sớm nhất từ những mắt đốt gần gốc nhất mới có thể cho bông lúa to.

Bên cạnh những tác động ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng..., thì yếu tố nội lực của cây trồng, dinh dưỡng cho cây lúa có tác động quyết định đến năng suất thóc.

Đầy đủ chất đạm thì thân lá phát triển, đẻ nhánh nhiều làm cho khóm lúa nhanh to, ruộng lúa nhanh xanh tốt.

Phân lân giúp bộ rễ phát triển, cây lúa hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn giúp cây tốt và khỏe. Lân còn giúp cây lúa chống chịu môi trường bất thuận như chịu rét, chịu nóng thậm chí chịu chua mặn tốt hơn.

Trong phạm vi cân đối thì phân kali kích thích cây lúa hút đạm nhiều hơn nên cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Kali còn kích thích quá trình quang hợp và vận chuyển các dòng nhựa trong cây giúp cây cứng cáp, đặc biệt giúp các nhánh lúa mới đẻ dễ phát triển thành dảnh hữu hiệu.

Vôi (CaO) vừa hạ chua, khử độc đất vừa tạo cho cây cứng hơn, hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm gây hại cho cây.

Dinh dưỡng manhê (MgO) không chỉ khử chua, cải tạo đất mà khi được cây hấp thụ thì nhanh chóng tham gia cấu tạo tế bào diệp lục, là nhân tố cơ bản quyết định hiệu suất quang hợp, tạo ra năng suất chất xanh của cây trồng. MgO còn là hoạt chất của hệ enzim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic; thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây…
 
Lúa được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp tăng năng suất, chất lượng, hạn chế sâu bệnh hại
 
Cây lúa cần dinh dưỡng silic nhiều gấp trên 4 lần dinh dưỡng đạm. Khi được cây lúa hấp thụ, silic tạo thành lớp màng bảo vệ giúp cây lúa thân cứng, lá đứng, bản lá dày hơn, giúp cây không chỉ quang hợp tốt hơn mà còn hạn chế sự xâm nhiễm gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh, đặc biệt nấm bệnh đạo ôn, nấm bệnh đốm nâu…

Phân Văn Điển chuyên dùng cho lúa có gì khác biệt?

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa (NPK 16:5:17 và NPK 12:5:10 ) cung cấp cho cây đầy đủ và cân đối các dinh dưỡng, cả các chất đa lượng (N,P,K), các chất trung lượng (Ca, Mg, Si, S…) và các chất vi lượng (Cu, Mo, Bo. Zn…) không chỉ hạ chua, khử độc đất mà còn giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, phát triển mạnh.

Lúa bón phân NPK Văn Điển khóm lúa gọn, bộ lá dày, đứng tạo điều kiện quang hợp tốt hơn; chống chịu sâu bệnh tốt, bộ lá công năng bền đến cuối vụ, tạo nên ruộng lúa dày bông, bông to, nhiều hạt mảy.

Vụ đông 2016 đất khô kiệt, tầng phèn dâng cao; vụ xuân 2017 ấm và khô, không có mưa xuân; hiện tượng ngộ độc đất tăng, cây lúa sinh trưởng chậm, hiệu suất sử dụng phân bón không cao. Cùng với với việc tưới nước theo khoa học, việc bón phân thúc cho lúa cần phải tăng lượng phân và tăng lượt bón so với mọi năm.

Cụ thể: Tùy theo giống lúa, chân ruộng và lượng phân đã bón lót mà mỗi sào cần bón thúc khoảng 12 - 15kg phân đa yếu tố NPK 16:5:17 hoặc 15 - 20kg NPK 12:5:10. Với những giống lúa lai, lúa năng suất cao thì bón nhiều hơn; giống lúa chất lượng, năng suất không cao thì bón ít hơn trên nguyên tắc: thúc sớm và nặng đầu - nhẹ cuối.

- Lần bón thúc đầu tiên khi lúa ra lá non, bón 60 - 65% lượng bón thúc.

- Thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 15 - 20 ngày, bón hết phân thúc còn lại.

Lưu ý: Với ruộng gieo thẳng, lúa ném, hoặc chân ruộng cao nên bón thêm lần 3 trước khi lá lúa thắt eo.

- Lần bón thúc đầu tiên có thể trộn với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm để rắc; song chỉ nên giữ lớp nước nông 2 - 3cm. Sau đó ruộng tự cạn nước, nên duy trì đủ ẩm và lộ gốc lúa, tạo điều kiện cho lúa đẻ sớm và đẻ nhiều hơn.

- Tránh bón phân thuc khi mực nước lớn và trời đang nắng nóng; nên bón vào lúc chiều mát, khi lá lúa khô và ruộng cạn nước.

+ Tác động có ý nghĩa quyết định đến tăng - giảm của cây lúa không quyết định bởi kỹ thuật gieo cấy (cả cấy máy hay cấy tay), gieo thẳng hay ném mạ…, mà năng suất lại chủ yếu được xác định chính bởi khâu chăm sóc và giống.

+ Phân bón Văn Điển thuộc dạng phân khoáng thiên nhiên, ngoài thành phần đa lượng là NPK, còn chứa hàng chục nguyên tố trung, vi lượng, quan trọng, thiết yếu khác cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng như: canxi, megie, silic, lưu huỳnh, kẽm, đồng, bo, modiphen… nên giúp cây lúa phát triển cân đối, khỏe mạnh.

+ Lúa được bón phân Văn Điển không chỉ cho năng suất tốt, hạn chế sậu bệnh mà còn giúp vỏ trấu dày, hạt gạo trong, sáng, chất lượng thơm ngon do được cung cấp đầy đủ các nguyên tố trung, vi lượng, rất phù hợp cho gạo chất lượng cao, gạo xuất khẩu cao cấp.

Nguồn tin: nongdan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc




 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay2,340
  • Tháng hiện tại58,792
  • Tổng lượt truy cập2,016,612
 


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Tổ 5, phường Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3954291  -  Email: bantuyenhuancb@gmail.com
Ghi rõ nguồn hoinongdan.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Hội Nông Dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây