Công an tỉnh, Sở Công thương, Cục Hải quan tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt các loài ngoại lai và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu loài ngoại lai và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Khi phát hiện, nghi vấn có loài ngoại lai và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý sinh vật ngoại lai và sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định hiện hành. Áp dụng các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ và chủ động ngăn chặn các con đường lây lan của sinh vật ngoại lai xâm hại. Tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị và chính quyền các cấp không sử dụng sinh vật ngoại lai làm nguồn giống cây trồng, vật nuôi... Sở Tài nguyên và Môi trường lập bản đồ phân bố để kiểm soát và xử lý kịp thời các vùng mới bị xâm nhiễm loài ngoại lai xâm hại. Điều tra, thống kê các loài ngoại lai xâm hại; thiết lập bộ phận tiếp nhận, kết nối và xử lý thông tin nhằm cảnh báo, ngăn chặn, quản lý và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; phòng ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại và xử lý các sự cố do sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra.
UBND các huyện, Thành phố kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về quản lý các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trên địa bàn theo thẩm quyền; tuyên truyền, vận động nhân dân không nuôi, trồng, phát tán, phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trái quy định của pháp luật. Các tổ chức, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền; huy động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia phòng ngừa, giám sát và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại theo quy định.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn