Hạ lang là một huyện vùng III, biên giới địa hình núi cao hiểm trở đường xã đi lại khó khăn toàn huyện có 13 xã, thị trấn, có 7 xã biên giới gồm có 97 Chi Hội gồm 3 dân tộc: Tày, Nùng, kinh cùng sinh sống, nền kinh tế chưa phát triển, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, thu nhập của hội viên nông dân còn thấp. Từ khi Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW, ngày 04/7/2016 của Trung ương Hội nông dân Việt Nam về nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Hội Nông dân huyện đã xác định đây là mục tiêu xuyên suốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Để phong trào được triển khai thực hiện đạt hiệu quả, hàng năm Ban thường vụ Hội nông dân huyện xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu cụ thể số hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp cho các xã, thị trấn, chỉ đạo các cấp Hội cơ sở, thường xuyên kiểm tra các hoạt động của phong trào để đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra biện pháp chỉ đạo phong trào sát thực, hiệu quả. Đồng thời, Hội Nông dân huyện đã phối hợp tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện và đăng ký số lớp, ngành nghề đào tạo. Giai đoạn 2016-2024, Hội Nông dân huyện đã đào tạo nghề được 845 lớp cho 3.145 người và cho lao động nông thôn; phối hợp bồi dưỡng trang bị áp dụng khọc kỹ thuật 73 lớp với 2.190 lượt người tham gia, được các cấp, ngành phối hợp thực hiện, tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho trên 56 lao động.
Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân huyện đã tích cực vận động hội viên nông dân và hộ sản xuất kinh doanh giỏi tham gia tương trợ giúp đỡ hội viên, hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; nông dân động viên nhau chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng đến nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, chú trọng tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, xuất hiện các điển hình tiêu biểu trong phong trào như mô hình trồng mía nguyên liệu xuất khẩu của nông dân xã Thị Hoa; Mô hình trồng lạc đỏ của một số hội viên xóm Bản Khòng, xã Lý Quốc; Mô hình chăn nuôi dê của ông Nông Xuân Nàm, xóm Mò Nhàn, xã Kim Loan; Mô hình trồng thuốc lá của nhân dân Xóm Bản Đông và mô hình sản xuất bánh nướng Hoàng Thị Thảo, xóm Nà Kéo, xã Thống Nhất... đã tạo việc làm thu nhập cho hội viên nông dân được ổn định, từng bước cải thiện cuộc sống. Năm 2024, Hội đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 56 lao động có việc làm thường xuyên và 123 lao động có việc làm theo thời vụ.
Các cấp Hội Nông dân huyện chú trọng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phong trào, chuyển mạnh mẽ hoạt động tuyên truyền vận động sang hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, giống, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, dạy nghề… tạo điều kiện giúp các hộ sản xuất kinh doanh giỏi phát triển. Thông qua các chương trình ý kết với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình 30a, 135; phòng dân tộc, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và các cơ chế chính sách dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, gúp nông dân phát triển sản xuất. Đến nay, Hội Nông dân huyện đang quản lý 34 tổ tiết kiệm vay vốn, với tổng dư nợ 87.719 triệu đồng. Các cấp Hội huyện vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân với tổng 199.815.000đ đến tổng tiền Quỹ hỗ trợ nông dân đang quản lý từ nguồn vận động được với tổng số tiền là :3.024.506.000đ, hiện đang thực hiện cho vay 24 dự án với 87 hộ vay, với tổng số tiền là: 2.605.500.000đ cho Hội viên vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh,phát triển kinh tế hộ gia đình.
Với những cách làm hiệu quả, thiết thực, phong trào nông thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững huyện Hạ Lang đã từng bước đưa phong trào phát triển mới về chất. Trung bình hằng năm có 853 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi với nhiều nhân tố mới, dần đáp ứng khả năng cạnh tranh hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đoàn kết chia sẻ kinh nghiệm tạo thêm việc làm cho người lao động ở nông thôn; góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của hội viên nông dân.