Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp huyện Trùng Khánh, bà con nông dân trên địa bàn thị trấn Trùng Khánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài các cây trồng truyền thống như lúa, ngô, nhân dân đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu để tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu thị trường như các loại cây ăn quả, cây hoa màu, đặc biệt là cây hạt dẻ đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất cây nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế cho bà con nông dân thị trấn.
Năm 2022, tỉnh ta thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi. Song, dưới sự lãnh đạo sát sao của Trung ương, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh được duy trì ổn định, tăng trưởng và đạt những kết quả quan trọng.
Tại Hội thảo tham vấn "Nghiên cứu bài học kinh nghiệm thành công phát triển sản phẩm OCOP" vừa được Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM Trung ương phối hợp với tổ chức IFAD tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử.
Việc xúc tiến, hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện Công văn số 2352-CV/HNDT ngày 15/4/2022 của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng, Về việc triển khai gói an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ngày 26/4/2022 Hội Nông dân huyện Nguyên Bình phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư xử lý nước sạch AQUA Việt Nam tổ chức triển khai chương trình gói an sinh tới Hội Nông dân các xã, thị trấn, tham dự chương trình có đồng chí: Triệu Thị Ngọc Thu - Ủy viên Ban Thường vụ -Chánh văn phòng Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng; đồng chí: Lê Thị Minh Thu – Huyện ủy viên; Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện; đại diện công ty Công ty cổ phần đầu tư xử lý nước sạch AQUA Việt Nam, các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân các xã, thị trấn.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Điển hình như mô hình nhà màng, nhà lưới của Chị Triệu Thị Thuý tại xóm Đà Sa, xã Đa Thông (Hà Quảng), tưới nhỏ giọt đã góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế gia đình của người dân địa phương.
Ngày 29/10/2021, đoàn công tác của Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh do đồng chí Triệu Lưu Cương - Phó Chủ tịch, Giám đốc Ban Điều hành Quỹ HTND làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện Trùng Khánh
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, UBND, Hội Nông dân xã Hồng An vận động nông dân đẩy mạnh phong trào nuôi bò vỗ béo, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp bà con tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.
Xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nên trong hai năm qua, xã Trung Phúc đã đạt được bước tiến quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tạo điều kiện của các cấp các ngành đặc biệt là những chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân, sự quan tâm, chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách và những vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn xã Quang Trung đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, ổn định và từng bước vươn lên thoát nghèo, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Năm 2021, Hội ND tỉnh Cao Bằng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND); phấn đấu 100% các dự án vay vốn quỹ được quản lý, phát huy hiệu quả, giúp hội viên, nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi, năm 2019, toàn tỉnh gieo trồng được 39.930 ha ngô, trong đó, trên 25.000 ha vụ đông xuân, gần 14.000 ha vụ hè thu. Từ tháng 3/2019 đến nay đã có trên 4.000 ha ngô tại 13 huyện, Thành phố bị nhiễm bệnh sâu keo mùa thu.
Từng là cây trồng mũi nhọn, mang lại thu nhập cao cho người dân khu vực thị trấn Nguyên Bình, xã Thể Dục, song, liên tiếp những năm gần đây, đặc biệt vào cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi giá mía vàng Nguyên Bình liên tục xuống thấp, người nông dân đang chật vật trong việc tiêu thụ mía.
Với nghị lực và ý chí quyết tâm, dám nghĩ dám làm, anh Đặng Chàn Pu, xóm Tổng Ngà, xã Thể Dục (Nguyên Bình) từ “hai bàn tay trắng” đã vươn lên trở thành gương sáng làm kinh tế giỏi của địa phương.
Làm việc với Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) chiều 3/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ sự khó khăn ngành mía đường Việt Nam đang gặp phải hiện nay cũng như gợi ý hàng loạt chính sách, giải pháp, hướng đi mới cho ngành thời gian tới khi ATIGA có hiệu lực.
Đến thăm mô hình vườn cây ăn quả của các anh Triệu Văn Đoàn, Triệu Đoàn Kết, Triệu Đoàn Cao, là 3 anh em ruột tại xóm Bản Pát 1, xã Cao Chương (Trà Lĩnh), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí vươn lên của các anh. Bằng sức lao động, gia đình các anh có một vườn đồi với nhiều loại cây ăn quả, mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Lợn Lang Đông Khê là một trong những nguồn gen giống lợn bản địa được người dân huyện Thạch An nuôi từ lâu đời, chất lượng thịt của lợn Lang Đông Khê thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được người tiêu dùng ưa chuộng so với các sản phẩm thịt lợn khác trên thị trường. Tuy nhiên, do thời gian nuôi giống lợn này lâu, trọng lượng thấp hơn nhiều so với lợn lai, lợn công nghiệp nên giống lợn quý này đã bị mai một.
Phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng ưu đãi, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu, trên địa bàn tỉnh có một số doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp sạch đặc hữu (NNSĐH) mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp, bắt nhịp với xu hướng chung của cả nước. Tuy nhiên, vấn đề thị trường đầu ra cho sản phẩm nông sản đặc hữu của tỉnh vẫn là “bài toán” cần tháo gỡ.
Dự án "Ngân hàng bò" do Hội Hữu nghị Việt - Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Chữ thập đỏ huyện Hòa An phối hợp triển khai tại xã Đức Xuân. Sau 7 năm, dự án đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nghèo
Từ làm dịch vụ, vườn rừng, nuôi ong lấy mật và sản xuất gạch không nung, chị Hoàng Thị Tuyên, ở thôn Nà Pá, xã Đức Xuân (Thạch An) là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu.