Triển vọng từ ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy - 04/12/2021 09:21
Cao Bằng là tỉnh miền núi, có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Điển hình như mô hình nhà màng, nhà lưới của Chị Triệu Thị Thuý tại xóm Đà Sa, xã Đa Thông (Hà Quảng), tưới nhỏ giọt đã góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế gia đình của người dân địa phương.
Chị Triệu Thị Thúy chia sẻ cách chăm sóc dưa chuột cho người dân địa phương
Chị Triệu Thị Thúy chia sẻ cách chăm sóc dưa chuột cho người dân địa phương
Nhà lưới, nhà màng là mô hình nông nghiệp đã được hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Đi cùng với sự phát triển của thế giới, ở Việt Nam nhà lưới, nhà màng đã được ứng dụng trên nhiều địa phương trong cả nước.
Xã Đa Thông huyện Hà Quảng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp hàng hóa, sản xuất các sản phẩm theo các tiêu chuẩn an toàn để nông sản của địa phương có thể cạnh tranh thị trường trong tỉnh cũng như hướng ra thị trường lớn hơn, thì việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là điều rất cần thiết trong việc tăng năng suất, chất lượng, sản lượng cây trồng.
Với nhận thức và nhanh nhạy trong nắm bắt thị trường, niềm đam mê trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chị Triệu Thị Thuý, Xóm Đà Sa, xã Đa Thông, huyện Hà Quảng, cán bộ của Dự án (CSSP)  Cao bằng đã nhanh chóng học tập, tích luỹ kinh nghiệm và mạnh dạn đầu tư  mô hình nhà màng, nhà lưới đưa vào thử nghiệm với 1.000m2 để trồng các loại dưa: dưa lưới, dưa lê, dưa chuột phục vụ tham quan, học tập. Mô hình của Chị Thuý được thực hiện từ tháng 10/2020 và đưa vào sản xuất từ tháng 2/2021 với gần 2000 gốc dưa các loại được áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kỹ thuật cao và công nghệ sinh học. Với kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được từ kỹ thuật và quy trình chăm sóc, chỉ sau 75 ngày, cây dưa lưới, dưa lê phát triển tốt. Đây là loại quả khi chín có mùi thơm, vị ngọt, thanh, giòn. màu sắc hấp dẫn, trọng lượng bình
Mặc dù mới trồng thử nghiệm nhưng năng suất mang lại khá cao, 3 vụ/năm, mỗi vụ thu nhập từ 70-80 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng rau màu. Nguồn tiêu thụ chủ yếu là phục vụ cho người dân trong tỉnh với mức giá dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg tùy loại.
Chị Nông Quỳnh Đan, phố Hoàng Văn Thụ, phường Hợp Giang (Thành phố) chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm sạch Cao Bằng cho biết: Gần đây, xu hướng lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường ngày càng được các bà nội trợ ưu tiên, quan tâm lựa chọn các sản phẩm nông sản sạch của địa phương.
Có được những kết quả ban đầu như trên, là sự hỗ trợ 50% vốn từ  Ban Điều phối Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Cao Bằng để đầu tư trang thiết bị, vật tư nông nghiệp, xây dựng hệ thống nước, đúc trụ, làm nhà lưới khép kín, và bản thân chị bỏ 50% vốn để trả tiền công, máy móc, phân bón…
Theo Chị Thuý, mặc dù việc đầu tư Mô hình của chị khá cao nhưng so với trước đây sản xuất nông nghiệp cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng/năm, sau hơn 1 năm triển khai cùng với việc canh tác 3 vụ và xen canh giữa các loại dưa mang lại hiệu quả kinh tế cao so với sản xuất truyền thống, năng suất, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, thu nhập hộ gia đình tăng, giảm công chăm sóc, tiết kiệm thời gian lao động. Bà con nhân dân địa phương đến tham quan, học tập và được Chị Thuý trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Đây là mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình  mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của địa phương.
Mô hình trồng dưa lê công nghệ cao của gia đình chị Triệu Thị Thúy, xóm Đà Sa, xã Đa Thông, huyện Hà Quảng

Mặc dù, sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, nhưng chủ yếu là người tiêu dùng trực tiếp tại địa phương. Để từng bước tiến xa hơn, mô hình cần được nhân rộng, chất lượng, sản lượng được đảm bảo và cần liên kết với các doanh nghiệp, bao tiêu sản phẩm để xây dựng được chuỗi sản xuất, bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị nông sản của địa phương để trở thành hướng chủ đạo phát triển mới của địa phương./.

 

Tác giả bài viết: Hứa Thị Thoa Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn




 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay3,131
  • Tháng hiện tại72,817
  • Tổng lượt truy cập3,159,361
 


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Tổ 5, phường Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3954291  -  Email: banxaydunghoicb@gmail.com
Ghi rõ nguồn hoinongdan.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Hội Nông Dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây