Với việc tích cực học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, dám nghĩ, dám làm, anh Bế Ích Vận (sinh năm 1992), xóm Đầu Cầu 1, xã Quảng Hưng (Quảng Hòa) là thành viên Hợp tác xã nông nghiệp sạch Quảng Hưng phát triển mô hình trồng ổi kết hợp chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm trở lại đây, các cấp bộ Ðoàn toàn tỉnh luôn xác định hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, khởi nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Ðoàn và phong trào thanh niên. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu trong phong trào lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.
Nhờ bán cả vạn quả trứng/ngày cho nhà máy của Công ty Samsung Việt Nam, ông Nguyễn Văn Mùi ở thôn Liễu Đê, xã Tân Liễu (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) - nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho trang trại nuôi vịt của mình.
Mô hình đó đã mang lại nguồn thu nhập khá cho hội viên, nông dân Hà Quang Chung ở khu Đồng Minh, xã Minh Tân huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).
Liên kết trồng ngô sinh khối trở thành hướng đi mới, giúp nhiều nông dân ở Phú Thọ không phải lo đầu ra, còn doanh nghiệp yên tâm, đảm bảo nguyên liệu thức ăn chăn gia súc quanh năm.
Ngày 15/7/2022, Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng phối hợp với Hội Nông dân huyện Thạch An, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch An tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thạch đen thuộc mô hình “Trồng cây Thạch đen nhằm hỗ trợ tổ hợp tác thúc đẩy sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị” tại xã Đức Thông, huyện Thạch An.
Với "tuyệt chiêu" sử dụng bã bia và mùn cưa làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò 3B sinh sản và bò 3B vỗ béo, anh Lại Văn Soàn, xã Đồn Xá, huyện Bình Lục (Hà Nam) đã xử lý hoàn toàn được phân và nước thải của trang trại nuôi hàng trăm con bò của mình, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.
Tại Hội thảo tham vấn "Nghiên cứu bài học kinh nghiệm thành công phát triển sản phẩm OCOP" vừa được Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM Trung ương phối hợp với tổ chức IFAD tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử.
Với hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương, anh Trương Diều Hùng, xóm Bản Mioỏng, xã Đình Phùng (Bảo Lạc) là tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi.
Với tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên, sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, ông Đỗ Hữu Ứng, hội viên nông dân chi hội xóm Tổng Moòng là một điển hình trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi ở thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh).
Bà Đặng Mùi Ghển, xóm Nặm Bjoóc, xã Thể Dục (Nguyên Bình) là tấm gương điển hình về ý chí vươn lên làm giàu chính đáng từ trồng và phát triển cây lê. Mô hình được người dân học tập và noi theo.
Ông Lâm Văn Tề, hội viên Chi hội nông dân xóm Khau Coi, xã Bế Triều (Hòa An) áp dụng mô hình kinh tế nông nghiệp, thu nhập bình quân trên 700 triệu đồng/năm.
Xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên là địa danh được thiên nhiên ưu đãi có dòng sông Vi Vọng chảy qua. Dòng sông không chỉ trong xanh mà còn tạo ra nhiều gềnh thác rất đẹp. Vì thế, hằng năm cứ vào dịp nghỉ hè là dòng sông này thu hút được nhiều lứa tuổi đến chiêm ngưỡng, tắm để xua tan cái nắng oi ả của mùa hè. Không những vậy, mấy năm gần đây người dân sống ở hạ lưu sông Vi Vọng đã biết khai thác dòng sông này để phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi cá lồng.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế được huyện Hòa An quan tâm đầu tư theo lộ trình hằng năm. Nguồn nông sản sạch đứng vững trên thị trường tiêu thụ, tạo việc làm cho lao động địa phương, vừa đảm bảo về vệ sinh môi trường cũng như đáp ứng về chất lượng hàng hóa đến người tiêu dùng.
Bên cạnh những nghề truyền thống như: rèn, làm hương, ngói máng… nghề đan lát mây tre ở xã Đoài Khôn (Quảng Uyên) nổi tiếng từ rất lâu đời. Từ cây tre, bà con người Nùng An tạo nên những sản phẩm đan lát đặc sắc, tinh tế và bền chắc, phục vụ nhu cầu làm nông cụ cho bà con nông dân trong vùng.
Từ nhiều năm nay, tỏi đã trở thành cây trồng chủ lực trong giảm nghèo của nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Chí Viễn (Trùng Khánh). Bà con đã mạnh dạn đầu tư trồng và phát triển cây tỏi, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xóm Nà Vài, xã Bế Triều (Hòa An) đã thoát nghèo từ phát triển mô hình trồng nấm rơm, góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu phế phẩm từ nông nghiệp và giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương.
Chúng tôi đến xã Phúc Sen (Quảng Uyên), nơi có nghề rèn truyền thống hàng trăm năm tuổi. Không ai biết chính xác nghề rèn ở xã Phúc Sen có từ bao giờ, chỉ biết rằng người dân ở Phúc Sen những năm gần đây đang “đổi đời” nhờ nghề rèn của ông cha để lại.
Chị Hoàng Thị Lan, ở xóm Khuổi Bó, Thị trấn huyện Nguyên Bình, là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.