Với hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương, anh Trương Diều Hùng, xóm Bản Mioỏng, xã Đình Phùng (Bảo Lạc) là tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi.
Với tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên, sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, ông Đỗ Hữu Ứng, hội viên nông dân chi hội xóm Tổng Moòng là một điển hình trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi ở thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh).
Bà Đặng Mùi Ghển, xóm Nặm Bjoóc, xã Thể Dục (Nguyên Bình) là tấm gương điển hình về ý chí vươn lên làm giàu chính đáng từ trồng và phát triển cây lê. Mô hình được người dân học tập và noi theo.
Ông Lâm Văn Tề, hội viên Chi hội nông dân xóm Khau Coi, xã Bế Triều (Hòa An) áp dụng mô hình kinh tế nông nghiệp, thu nhập bình quân trên 700 triệu đồng/năm.
Xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên là địa danh được thiên nhiên ưu đãi có dòng sông Vi Vọng chảy qua. Dòng sông không chỉ trong xanh mà còn tạo ra nhiều gềnh thác rất đẹp. Vì thế, hằng năm cứ vào dịp nghỉ hè là dòng sông này thu hút được nhiều lứa tuổi đến chiêm ngưỡng, tắm để xua tan cái nắng oi ả của mùa hè. Không những vậy, mấy năm gần đây người dân sống ở hạ lưu sông Vi Vọng đã biết khai thác dòng sông này để phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi cá lồng.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế được huyện Hòa An quan tâm đầu tư theo lộ trình hằng năm. Nguồn nông sản sạch đứng vững trên thị trường tiêu thụ, tạo việc làm cho lao động địa phương, vừa đảm bảo về vệ sinh môi trường cũng như đáp ứng về chất lượng hàng hóa đến người tiêu dùng.
Bên cạnh những nghề truyền thống như: rèn, làm hương, ngói máng… nghề đan lát mây tre ở xã Đoài Khôn (Quảng Uyên) nổi tiếng từ rất lâu đời. Từ cây tre, bà con người Nùng An tạo nên những sản phẩm đan lát đặc sắc, tinh tế và bền chắc, phục vụ nhu cầu làm nông cụ cho bà con nông dân trong vùng.
Từ nhiều năm nay, tỏi đã trở thành cây trồng chủ lực trong giảm nghèo của nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Chí Viễn (Trùng Khánh). Bà con đã mạnh dạn đầu tư trồng và phát triển cây tỏi, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xóm Nà Vài, xã Bế Triều (Hòa An) đã thoát nghèo từ phát triển mô hình trồng nấm rơm, góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu phế phẩm từ nông nghiệp và giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương.
Chúng tôi đến xã Phúc Sen (Quảng Uyên), nơi có nghề rèn truyền thống hàng trăm năm tuổi. Không ai biết chính xác nghề rèn ở xã Phúc Sen có từ bao giờ, chỉ biết rằng người dân ở Phúc Sen những năm gần đây đang “đổi đời” nhờ nghề rèn của ông cha để lại.
Chị Hoàng Thị Lan, ở xóm Khuổi Bó, Thị trấn huyện Nguyên Bình, là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Cao Chương (Trà Lĩnh) có những bước đi tích cực, giúp nông dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, góp phần quan trọng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với mô hình trồng hoa ly đem lại hiệu quả kinh tế cao.